Lý luận quan hệ quốc tế

Lý luận quan hệ quốc tế là ngành nghiên cứu quan hệ quốc tế theo quan điểm lý thuyết hóa; ngành này nỗ lực cung cấp khung khái niệm để phân tích các mối quan hệ quốc tế.[1] Ole Holsti mô tả các lý thuyết quan hệ quốc tế giống như những cặp kính màu khiến người đeo chỉ nhấn mạnh vào các sự kiện trong quan hệ quốc tế phù hợp với lý thuyết mà họ tin tưởng. Chẳng hạn, một người theo thuyết thực dụng có thể bác bỏ hoàn toàn tầm quan trọng những sự kiện mà một người theo thuyết tạo dựng cho là rất quan trọng, và ngược lại. Ba trường phái lý luận phổ biến nhất trong lý luận quan hệ quốc tế là thực dụng, tự do và tạo dựng.[2]Các lý thuyết quan hệ quốc tế có thể được chia ra thành các nhóm lý thuyết "thực chứng/thực dụng" tập trung vào các phân tích cơ bản ở tầm mức quốc gia, hoặc nhóm lý thuyết "hậu thực chứng/phản xạ" bao gồm cả các vấn đề như an ninh phi truyền thống. Các trường phái này có thể hoàn toàn mâu thuẫn nhau, bao gồm thuyết tạo dựng, thuyết định chế, chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Gramsci mới... Tuy nhiên, hai trường phái thực chứng được coi là áp đảo trong lý luận quan hệ quốc tệ hiện đại là chủ nghĩa thực dụngchủ nghĩa tự do, dù chủ nghĩa tạo dựng cũng đang ngày càng trở thành một học thuyết chính thống.[3]